A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Gia chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất trên địa bàn huyện.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia; Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn, Từ ngày mùng 8-9/6 /2024, khu vực tỉnh Lạng Sơn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 60 đến 160mm tại một số nơi như:  Bắc Xa (Đình Lập); Hữu Lũng; Lương Năng, Điềm He (Văn Quan); Mông Ân, Quang Trung (Bình Gia); Quốc Khánh, Tân Tiến (Tràng Định); Tân Tri , Nhất Tiến (Bắc Sơn) ... Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lạng Sơn, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan đã gần bão hòa (trên 80%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo: Dự báo khu vực
các huyện tiếp tục có mưa. Lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20 đên 40 milimet, có nơi trên 60 milimet.  Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét
trên các sông, suối nhỏ, ngập úng và sạt lở đất trên sườn dốc tại các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Quan. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 1.

Đối với địa bàn huyện Bình Gia, trong những ngày qua tại một số địa phương cũng xuất hiện mưa vừa, mưa to kèm theo sấm, sét. Qua nắm tình hình tại xã Minh Khai do mưa lớn, kèm sấm sét đã gây thiệt hại cho hộ gia đình ông Hà Văn Tấn thôn Nà Nưa, gây chết 1 con trâu do sét đánh.

 

Để chủ động ứng phó với chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ,sạt lở đất UBND huyện Bình Gia yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện một số nội dung như sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, thường xuyên thông tin, cảnh báo thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn và người dân trên địa bàn huyện để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mưa lớn như: mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ...

- Chủ động phương án ứng phó với các hình huống xấu nhất có thể xảy ra, thường xuyên kiểm tra các khu vực trọng điểm, khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng, sạt lở đất, các cầu, ngầm, hồ, đập, công trình xây dựng, khu vực khai thác khoáng sản... để có phương án phòng chống. Chủ động kiểm tra các hồ, đập trên địa bàn, chỉ đạo theo dõi, vận hành hồ cho hợp lý, để đảm bảo an toàn cho các hồ, đập.

- Bố trí lực lượng canh gác, cử người hướng dẫn giao thông tại các khu vực xảy ra mưa lớn như: Ngầm, đường bị ngập, sạt lở đất, bến đò... để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện khi có mưa lũ xảy ra. Kiểm tra chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, nhân lực sẵn sàng kịp thời đặc biệt là công tác ứng phó đối với loại hình thiên tai như: tình huống mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, mưa đá và gió giật mạnh... có thể xảy ra. Rà soát, bố trí máy móc, phương tiện, vật liệu theo phương châm ”4 tại chỗ” để đảm bảo giao thông thông suốt khi có tình huống xảy ra


Tác giả: Admin portal

Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online : 0
Hôm nay : 28
Trong tháng : 1.200
Tất cả : 69.255